Tình hình dân số đang ngày càng tăng khiến cho diện tích nhà ở bị thu hẹp lại. Chính vì thế có nhiều gia chủ lên ý tưởng xây dựng căn bếp trên sân thượng nhằm tiết kiệm diện tích. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về ý tưởng táo bạo này và các mẫu phòng bếp trên sân thượng ấn tượng nhé.
Ưu điểm của thiết kế phòng bếp trên sân thượng
Dưới đây sẽ là những ưu điểm khi thiết kế phòng bếp trên sân thượng:
-
Thoáng mát và không bị ám mùi khi nấu ăn
Thứ nhất, đặt bếp trên tầng cao nhất tránh được khí nóng và mùi thức ăn tỏa ra. Đặc biệt nhất là những ngày hè nóng bức vì tầng 1 sẽ không có tường bao kín mà thường để thông với phòng khách. Vì vậy dễ bị ảnh hưởng đến phòng khách, đặc biệt là không gian diện tích nhỏ.
Thiết kế căn bếp trên sân thượng sẽ mang tới không gian thoáng mát và không bị ám mùi. Khi bố trí bếp trên tầng cao nhất tách biệt với các không gian chức năng thì điều này sẽ tạo sự hữu ích.
-
Tiết kiệm diện tích cho các căn nhà nhỏ
Đây chính là giải pháp hiệu quả dành cho các ngôi nhà phố chật hẹp với diện tích nhỏ. Tầng thượng là không gian mà các ngôi nhà có thể tận dụng và dùng để giặt đồ, phơi đồ, làm phòng thờ… Tuy nhiên khi kết hợp với cả phòng bếp ăn thì sẽ dành ra được khoảng diện tích lớn ở tầng 1 làm gara hoặc đặt thêm 1 phòng ngủ. Tất nhiên tất cả công năng ngôi nhà đều được cải thiện đáng kể.
Đặc biệt là nhiều gia đình để không gian tầng 1 làm nơi buôn bán và kinh doanh thì đặt bếp ăn sẽ rất bất tiện. Như vậy đặt ở tầng 1 sẽ tiện lợi hơn. Ngoài ra, khi thiết kế bếp trên tầng cao nhất hoặc tầng thượng có thể mở rộng diện tích của các công trình nhỏ hơn.
-
Là nơi “chill” cho gia đình
Bố trí bếp ở sân thượng vừa có vườn cảnh lại vừa thông thoáng tự nhiên. Nó được coi là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình mà có thể tiếp bạn bè.
Bếp cùng với vườn thoáng tự nhiên cũng đang khá phổ biến. Tình huống khó để xoay xở mới cần dùng tới máy hút mùi.
Hạn chế khi thiết kế phòng bếp trên sân thượng
Tuy nhiên khi thiết kế phòng bếp trên sân thượng sẽ gặp phải những khó khăn và hạn chế như sau:
-
Phòng bếp trên sân thượng khó di chuyển
Bất tiện nhất là việc di chuyển. Đây là điều hạn chế khi thiết kế, đặc biệt là gia đình có người lớn hoặc trẻ em. Hơn nữa nếu công trình nhiều tầng thì khi di chuyển lên tầng cao sẽ vất vả, không phù hợp với bữa ăn hàng ngày.
-
Phòng bếp trên sân thượng tốn kém chi phí
Cần phải làm mái cho sân thượng thật chắc chắn và bắn tôn che xung quanh để tránh mưa bão. Điều này cực kỳ tốn kém chi phí. Đặt bếp trên tầng cao sẽ ảnh hưởng bởi nắng nóng hay mưa bão. Vì thế việc che chắn cho khu vực bếp ăn là điều cần thiết.
-
Bất tiện khi chịu ảnh hưởng bởi thời tiết
Thiết kế phòng bếp trên sân thượng không phù hợp với nếp sống và khí hậu của người Việt Nam. Vào mùa nóng bức hay mùa đông lạnh thì đặt bếp trên sân thượng vô cùng bất tiện cho người nấu và khi dùng bữa.
Khí nóng từ bếp nấu cộng với cái nắng nóng của mùa hè khiến người nấu khá khó chịu. Còn mùa đông thì khá lạnh giá và ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình khi dùng bữa. Như vậy khi thiết kế bếp ở tầng cao chỉ nên là phục vụ các bữa tiệc hoặc bữa ăn nhẹ của gia đình vào những ngày đẹp trời.
Những lưu ý khi thiết kế bếp trên sân thượng
Dưới đây là những lưu ý khi thiết kế bếp trên sân thượng được nhiều người quan tâm nhé:
-
Màu sắc và ánh sáng
Đối với không gian căn bếp trên sân thượng thì nên lưu ý chọn những gam màu nhẹ nhàng với hơi hướng thiên nhiên như trắng, xanh, nâu, vàng nhạt… Kèm theo đó là các chất liệu tự nhiên như gỗ, đá, tre… tạo nên được một không gian thật là ấm cúng.
Vào ban ngày phòng bếp sẽ tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên buổi tối cần có hệ thống đèn điện với cường độ ánh sáng cao và nhiều góc khác nhau phục vụ nấu nướng
-
Bố trí tiểu cảnh trên sân thượng
Bên cạnh không gian nấu nướng thì bạn có thể bố trí thêm khu vực tiểu cảnh với cây cối, bàn trà… Như vậy để trang trí thêm cho không gian được sinh động hơn mà cũng mang lại phong thủy nhà bếp tốt cho gia chủ.
-
Vật liệu làm tủ bếp trên sân thượng
Không gian trên sân thượng bị tác động trực tiếp từ thời tiết như là nắng mưa nên cần phải ưu tiên các loại chất lượng tốt. Kèm theo đó là các loại phụ kiện tủ bếp Chất lượng đảm bảo được độ bền bỉ theo thời gian.
-
Bố trí bàn ăn trên sân thượng
Đối với những không gian trên sân thượng có diện tích rộng rãi thì bạn có thể cân nhắc bố trí mẫu bàn ăn lớn hình chữ nhật với 8 ghế trở lên. Như vậy để đảm bảo những bữa tiệc đông đúc vẫn có thể thoải mái sử dụng. Đặc biệt chất liệu bàn ăn cũng cần phải lựa chọn chất liệu không thấm nước để có giá trị sử dụng lâu dài.
Trên đây là chia sẻ về việc có nên thiết kế phòng bếp trên sân thượng hay không. Rất mong rằng những chia sẻ này đã mang tới cho các bạn kiến thức bổ ích.