Diện tích thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống vốn rất khiêm tốt. Loại hình này có đặc điểm nổi bật là thoải mái về chiều dài nhưng lại hẹp về chiều sâu. Đây chính là bài toán đòi hỏi các Kiến trúc sư phải tháo gỡ làm sao để không gian sinh hoạt khoa học và tiện nghi.
Vậy làm như thế nào để nội thất phòng bếp phù hợp với đặc điểm của nhà ống? Đảm bảo các yếu tố công năng và thẩm mỹ? Những lời khuyên và các mẫu thiết kế dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn. Cùng tham khảo ngay nhé!
Những đặc điểm cơ bản trong thiết kế phòng bếp nhà ống
Kiến trúc nhà ống mang lại cho gia chủ rất nhiều nhược điểm khi làm nội thất. Cụ thể như sau:
- Diện tích phòng bếp cho nhà ống thường nhỏ và chiều ngang hẹp.
- Ánh sáng không gian bếp bị hạn chế. Chủ yếu là ánh sáng nhân tạo, ít ánh sáng tự nhiên.
- Khó khăn trong việc lựa chọn hướng đặt bếp.
- Chiều dài của bếp có thể mở rộng hoặc bị thu hẹp lại.
Cách hóa giải nhược điểm
- Sử dụng tủ bếp thông minh: Các mẫu tủ bếp thông minh sẽ góp phần nâng cao thẩm mỹ cho phòng bếp. Giúp các bà nội trợ tiết kiệm nhiều thời gian, đảm bảo an toàn vệ sinh. Không gian bếp được nới rộng và công việc nội trợ sẽ nhẹ nhàng hơn.
- Lựa chọn kiểu dáng tủ bếp hợp lý: Nhà ống có nét đặc trưng là diện tích nhỏ nên cần phải chọn kiểu dáng tủ bếp lý tưởng nhất. Hãy tối ưu bằng việc sử dụng tủ bếp chữ I hoặc chữ L, tùy theo không gian và diện tích sẵn có của gia đình.
- Liên thông phòng khách và phòng bếp: Phòng bếp nhà ống liên thông phòng khách sẽ giúp tối đa hóa diện tích sử dụng. Mang tới một không gian sống dễ dàng và tiện nghi trong sinh hoạt thường nhật.
- Kiểu dáng bàn ăn và vị trí đặt phù hợp: Bộ bàn ăn nhà ống không nên quá lớn, cần chọn kích thước từ 4-6 ghế. Cùng với đó là tránh đặt ở chỗ cửa ra vào, cạnh nhà vệ sinh hoặc đối diện bàn thờ. Hãy tìm hiểu các yếu tố phong thủy trong phòng bếp để tối ưu không gian cho gia đình bạn nhé.
Giới thiệu 50+ mẫu thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp cho gia chủ lựa chọn
Xem video các mẫu thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống đẹp trên Youtube Nội Thất Đương Đại
-
Thiết kế nhà ống mặt tiền 7m có phòng bếp đẹp
-
Các mẫu nội thất phòng bếp nhà ống 6m
-
Các mẫu thiết kế phòng bếp nhà ống 5m
-
Một số mẫu nội thất phòng bếp nhà ống 4m
-
Các mẫu phòng bếp nhà ống 3m đẹp
-
Phòng bếp đẹp cho nhà ống có giếng trời
-
Các mẫu phòng bếp liên thông phòng khách nhà ống 5m, 4m, 3m
-
Mẫu phòng bếp đẹp cho nhà ống tích hợp phòng ăn
Các phong cách thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống phổ biến hiện nay
Để tạo nên không gian phòng bếp ưng ý, bạn cần có sự thống nhất về phong cách phong cách thiết kế nội thất phòng bếp với các phòng chức năng khác trong nhà. Tham khảo ngay các phong cách thiết kế dưới đây để đồng bộ hóa nội thất nhà bạn nhé!
-
Phong cách thiết kế phòng bếp hiện đại cho nhà ống
Thiết kế phòng bếp nhà ống được trang trí theo lối hiện đại thường đơn giản. Chú yếu tập trung tối đa vào công năng sử dụng của phòng bếp. Một phòng bếp nội thất hiện đại cần phải được bố trí khoa học, hợp lý. Công năng phải phục vụ tốt cho quá trình nấu nướng và di chuyển của người đứng bếp.
Với màu sắc, mẫu phòng bếp nhà ống hiện đại thường không bị gò bó. Tùy theo sở thích gia chủ và tổng thể không gian để có thể lựa chọn cho mình một gam màu phù hợp. Cụ thể là một số gam màu trung tính, nhẹ nhàng, tươi sáng… Ngoài ra, gia chủ cùng cần chú trọng nhiều đến ánh sáng, kể cả ánh sáng nhân tạo. Việc chú trọng ánh sáng tự nhiên và ánh sáng đèn vừa giúp phòng bếp trong lành mà lại thoáng mát, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình bạn.
-
Phong cách thiết kế phòng bếp tân cổ điển cho nhà ống
Nội thất phòng bếp nhà ống tân cổ điển đang là xu hướng thiết kế được yêu thích hiện nay. Phong cách tân cổ điển đem lại không gian sống đẳng cấp, sang trọng. Mang tới sự tinh tế từ phong cách và thể hiện gu thẩm mĩ của gia chủ.
Tuy nhiên phong cách tân cổ điển thường tốn nhiều chi phí nội thất. Bời vì phong cách này được tạo từ các hoa văn tinh xảo, kết hợp những đường phào chỉ tỉ mỉ. Gia chủ cần phải đảm bảo thiết kế hài hòa, mật thiết với nhau, tạo nên một tổng thể đẹp mắt và đầy đủ tiện ích. Đáp ứng tối đa về phong cách thiết kế theo yêu cầu của gia chủ.
-
Phong cách tối giản trong phòng bếp
Phong cách thiết kế nội thất bếp theo xu hướng tối giản đang dần trở nên thịnh hành. Không chỉ tiết kiệm không gian nhà ống mà còn thuận tiện trong quá trình sinh hoạt. Thể hiện rất rõ cá tính riêng của từng gia chủ trong thiết kế và các sản phẩm nội thất. Gian bếp tối giản là sự kết hợp hợp lý giữa lưu trữ nội thất đa năng, màu sắc thiết kế độc đáo cùng với hiệu quả ánh sáng. Tất cả đã tạo ra một thể thống nhất nhằm mang đến một phòng bếp đẹp và thoáng mát cho gia chủ.
-
Phong cách Bắc Âu (Scandinavian) trong nội thất phòng bếp nhà ống
Thiết kế nhà bếp theo phong cash Scandinavian cũng được lấy cảm hứng từ vùng đất Bắc Âu. Nó mang hơi hướng nội thất và cảm hứng từ vùng đất này: nhẹ nhàng, sang trọng nhưng đơn giản. Bởi vậy nhà bếp của bạn vừa mang chút hoang dã, mộc mạc nhưng lại tinh tế, trong trẻo và gọn gàng. Chính vì điều đó mà thiết kế phòng bếp nhà ống Bắc Âu nhận được nhiều tình yêu, thiện cảm của rất nhiều người.
5 Cách bố trí, trang trí phòng bếp nhà ống chuẩn phong thủy
Hiện nay phòng bếp không chỉ được xem là không gian chỉ để nấu nướng mà còn là nơi thể hiện thẩm mỹ cho gia đình. Là nơi sinh hoạt chung và thương xuyên để gắn kết yêu thương cho các thành viên trong gia đình.
Nhà ống là loại hình nhà ở phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Nhiều gia đình khi thiết kế phòng bếp nhà ống 5m, 4m, 3m thường không có kinh nghiệm. Nên hay gặp tình trang bố trí bất hợp lý, trang trí không phù hợp mà kém hiệu quả. Dưới đây là 5 cách sẽ giúp bản cải thiện không gian phòng bếp nhà mình.
1. Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống tận dụng tối đa không gian
Phòng bếp nhà ống nên thiết kế tận dụng không gian sử dụng và tối ưu. Nên sử dụng hệ tủ bếp hình chữ L hoặc các mẫu tủ chữ I. Các hình dáng trên sẽ giúp cho không gian thông thoáng hơn, tận dụng tối đa. Đặc biệt là các góc chết trong phòng cần phải xử lý đa năng, ứng dụng phụ kiện thông minh.
Bàn ăn nên đặt ở vị trí thuận tiện, không được đối diện cửa ra vào, đối diện bàn thờ. Nên chọn các mẫu bàn ăn có kiểu dáng hình tròn hoặc elip, có thể là hình chữ nhật nhưng cần được bo góc. Các mẫu bàn ăn có góc nhọn sẽ gây nguy hiểm cho các thành viên sử dụng.
2. Nhất quán về phong cách thiết kế cho phòng bếp
Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống cần nhất quán phong cách giúp gia chủ định hình trước mọi ngóc ngách trong nhà. Ngôi nhà cần được tối đa hóa không gian sống và diện tích sử dụng cho từng mục đích khác nhau. Khi thống nhất sẽ giúp ngôi nhà dễ dàng bố trí hài hòa các vật dụng trong gia đình. Tránh sa đà vào sắm sửa những vật dụng không phù hợp và không thiết yếu.
3. Lựa chọn chất liệu tốt cho phòng bếp
Sử dụng vật liệu phù hợp trong phòng bếp nhà ống là chìa khóa trong thiết kế nội thất. Không phải tất cả các chất liệu đều phù hợp tốt trong bất kỳ ngôi nhà. Mặc dù ngày nay có rất nhiều giải pháp kỹ thuật cho hầu hết mọi không gian.
Nói đến phòng bếp, chúng ta cần sử dụng chất liệu gỗ chuyên dụng vừa chịu được độ ẩm cao vừa chắc khỏe không lo mối mọt nhiều. Nếu tủ bếp nhà bạn không sợ bị rò rỉ nước thì có thể sử dụng gỗ tự nhiên cho đẹp mà vẫn chắc chắn. Tuy nhiên giá thành sẽ không hề rẻ một chút nào. Với công nghệ ngày nay, thì gỗ công nghiệp cũng có thể là lựa chọn cho gia đình bạn. Có đầy đủ các chất liệu chống nước, vân gỗ đa dạng theo nhu cầu và sở thích của khách hàng.
4. Ứng dụng thuyết ngũ hành vào màu sắc nội thất phòng bếp nhà ống
Trong thuyết ngũ hành tương sinh, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Mộc sinh Hỏa. Vì vậy, lựa chọn màu sắc cho phòng bếp nhà ống phải phù hợp với mệnh của gia chủ. Từ đó mang tới thẩm mỹ và may mắn, đảm bảo yếu tố phong thủy.
Chúng ta có thể dựa trên các yếu tố dưới đây để thiết kế phòng bếp nhà ống phù hợp:
- Chọn gam màu sắc tương sinh, tương hợp cùng với bản mệnh của gia chủ. (Ví dụ gia chủ mệnh Kim thì sẽ có màu sắc tương sinh là màu vàng. Vì Thổ sinh Kim, màu sắc tương hợp có thể là màu trắng, xám…)
- Chọn màu sắc cần phải đảm bảo tính đồng nhất về phong cách thiết kế chung của không gian tổng thế để mang lại tính thẩm mỹ và sự dễ chịu cho ngôi nhà.
Ví dụ nếu gam màu chủ đạo của ngôi nhà là gam màu tươi sáng thì gam màu của căn bếp nên chọn bảng màu có cùng tone tươi sáng. Phong cách Tone sur tone chắc chắn sẽ đem lại sự hài hòa và đẹp mắt cho tổng thể nội thất.
5. Bố trí hướng bếp nhà ống chuẩn phong thủy
Cách thiết kế phòng bếp và lựa chọn hướng theo phong thủy có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cửa ra vào chính là “miệng nhà”. Đây là nơi đón nguồn năng lượng đi vào nhà. Ảnh hưởng trực tiếp đến phong thủy cho gia chủ về sự nghiệp cũng như sức khỏe. Khi thiết kế phòng bếp nhà ống 5m, 4m 3m cần lưu ý những điều sau:
- Thiết kế bếp không nên đối diện hoặc nhìn ra cửa chính: Theo phong thủy, bếp là thuộc hành Hỏa. Nếu như phòng bếp đối diện sẽ khiến gia chủ nóng, không thể kiểm soát hành động của mình. Từ đó trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.
- Thiết kế nhà bếp nhà ống tránh xa phòng ngủ: Đây là kinh nghiệm của ông cha, để tránh bị ám mùi và hấp thụ nhiệt.
- Không nên đặt bếp đối diện nhà vệ sinh: Hãy tránh trường hợp này để tránh các mùi tạp uế và không tốt cho sức khỏe gia chủ.
- Lựa chọn hướng bếp theo tuổi: Sức khỏe và hạnh phúc các thành viên trong ngôi nhà có được tốt hay không cũng phụ thuộc vào nguyên khí khi chọn hướng phòng bếp mà ra. Khi chọn hướng cho phòng bếp theo tuổi gia chủ cần phải chú ý chọn hướng sao cho phù hợp với cung mệnh của mình. Không đặt theo sở thích cá nhân hoặc cao hơn là tính tiện ích khi đặt tại vị trí đó.