9 ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI SỬA NHÀ
Sửa chữa, cải tạo nhà không hề đơn giản. Để đảm bảo mang lại kết quả như ý trước khi bắt tay vào công việc bạn nên lưu ý những vẫn đề dưới đây.
1. Xác định mục đích, cách thức của việc cải tạo sửa chữa nhà
Việc xác định rõ mục đích sẽ giúp quá trình cải tạo, sửa chữa nhà được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. Chẳng hạn, bạn cảm thấy ngôi nhà mình không đủ an toàn thì hãy cải tạo để đảm bảo không còn nguy hiểm nữa. Hay không gian sống sau thời gian dài sử dụng đã cũ kỹ, nội thất không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt, diện tích phòng không đủ trước số lượng thành viên gia tăng,…lúc này cần phải sửa chửa, cải tạo lại ngôi nhà.
Khi đã nắm rõ được mục đích của mình thì bạn hãy lựa chọn một trong ba cách cải tạo như sau:
– Sửa chữa và duy trì nhà mới: Giải pháp này phù hợp với những ngôi nhà bị bong tróc sơn, nứt tường, dột mái, bị các tác động của môi trường, thời gian gây nên.
– Tân trang, nâng cấp: Tân trang nhà mới áp dụng trong trường hợp nhà bạn đã quá cũ, lỗi thời. Theo đó, bạn có thể thay đổi thiết kế nội thất, màu sơn tường, trần nhà,…Còn nâng cấp ngôi nhà trong trường hợp thành viên trong gia đình tăng lên, bạn cần phải tăng thêm tầng hay thêm phòng.
– Xây dựng mới: Đó là khi ngôi nhà đã hư hỏng quá nặng, xuống cấp trầm trọng gây ảnh hưởng đến kết cấu của căn nhà, ảnh hưởng đến sự an toàn của các thành viên trong gia đình.
2. Dự tính về kinh phí
Tài chính luôn là vấn đề quan trọng khi sửa chữa, cải tạo nhà. Tốt nhất bạn nên vạch kế hoạch rõ ràng, dự trù khoản kinh phí để hạn chế phát sinh, tránh những rủi ro trong quá trình sửa chữa. Bạn nên trao đổi kỹ với kiến trúc sư để biết con số tổng ước tính. Từ đó có những giải pháp thay đổi phù hợp với tiềm lực của bản thân và gia đình.
3. Lưu ý về mặt kết cấu, kĩ thuật, vật tư
Nguyên tắc đầu tiên cần nhớ khi sửa chữa nhà đó là phải nương theo kết cấu cũ. Hạn chế việc phá bỏ vì nó có thể là nguyên nhân gây hư hỏng kết cấu chung của ngôi nhà. Đối với hệ thống điện, đường ống thoát nước cần phải đặt ở vị trí thích hợp, không gây bất kỳ trở ngại gì trong quá trình sửa chữa, cải tạo.
Nguyên vật liệu có chất lượng như thế nào cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của công trình. Vậy nên, bạn phải chọn loại vật liệu đảm bảo độ bền, giúp công trình được an toàn và đảm bảo tuổi thọ bền lâu hơn. Trường cần điều chỉnh, sửa nhà, thêm tầng, thêm gác xếp thì bạn phải kiểm tra nền móng, gia cố thêm cột để tăng thêm độ chịu lực. Nếu không có chuyên môn, tốt nhất bạn nên nhờ sự hỗ trợ của đơn vị tư vấn, thiết kế thi công để có thể tính toán cũng như đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật phức tạp.
4. Lưu ý về phân chia phòng, không gian
Việc phân chia phòng không được tùy ý thực hiện mà cần phải đảm bảo chức năng của căn hộ. Bạn có thể sử dụng làm ô gió, cửa sổ mái nếu muốn tăng độ sáng và sự thông thoáng cho căn phòng. Đây cũng là cách tránh gây ảnh hưởng đến kết cấu cũ của căn nhà.
5. Lựa chọn đơn vị thi công, sửa chữa uy tín
Mặc dù có nhiều đơn vị thi công, sửa chữa nhà nhưng bạn phải đảm bảo lựa chọn nơi uy tín, có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, cẩn trọng trong mọi công đoạn, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lượng cũng như tính thẩm mỹ.
6. Xin giấy phép xây dựng
Đối với những ai cần sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thêm thiết bị ở bên trong ngôi nhà mà không làm thay đổi đến kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và môi trường xung quanh thì không cần phải xin giấy phép xây dựng.
Còn với những ngôi nhà đã xuống cấp, diện tích nhà nhỏ bé và buộc phải cơi nới, thay đổi quy mô, kết cấu chịu lực thì phải báo với cơ quan chức năng, xin giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.
7. Tránh lỗi phong thủy
Nguyên tắc phong thủy cũng là yếu tố quan trọng khi sửa chữa nhà. Chỉ cần vận dụng đúng sẽ mang đến sự bình yên, thư thái và nguồn năng lượng tích cực trong nhà và ngược lại. Để đảm bảo tránh mắc lỗi phong thủy bạn cần lưu ý như sau:
– Không thiết kế cửa sau thẳng với cửa trước.
– Không để nhà bếp đối diện với phòng tắm.
– Không đặt cầu thang ở trung tâm ngôi nhà.
– Phòng ngủ tránh đặt ở phía trên của gara để xe.
8. Đảm bảo an toàn
Dù chọn giải pháp sửa chữa nhà như thế nào thì bạn cũng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả người thi công cũng như các thành viên trong gia đình, tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.
9. Nghiệm thu công trình
Khi thuê đơn vị thiết kế, thi công, sửa chữa nhà bạn phải chú ý kiểm tra lại hệ thống điện nước, sàn và nhiều yếu tố khác trong kiến trúc trước khi nghiệm thu. Đó là cách đảm bảo chất lượng công trình và tránh kiện cáo về sau.