Gỗ sưa là gì? Tìm hiểu đặc điểm và ứng dụng của gỗ sưa

Gỗ sưa là cây gỗ có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis prain

Gỗ sưa là một loại gỗ khá phổ biến tại Việt Nam với những nhiều câu chuyện xoay quanh nó. Vậy, loại gỗ này có gì đặc biệt mà lại được nhiều người quan tâm tới vậy? Cùng Nội Thất Đương Đại tìm hiểu ngay nhé. 

Gỗ sưa là gỗ gì?

Gỗ sưa là cây gỗ có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis prain. Màu sắc của nó chủ yếu là màu nâu hoặc là màu xám với chiều cao trung bình khoảng 20- 30 m. 

Gỗ sưa là cây gỗ có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis prain
Gỗ sưa là cây gỗ có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis prain (Nguồn ảnh: Internet)

Trong tự nhiên bạn có thể dễ dàng tìm thấy cây gỗ sưa tại rừng mưa nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa. Nó chủ yếu sẽ được phân bố tại Việt Nam cùng với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Phần quý hiếm nhất của loài cây này đó chính là phần lõi bên trong. Phần giác gỗ bên ngoài không có quá nhiều giá trị. 

Đặc điểm của cây gỗ sưa

Phần tán lá cây gỗ sưa khá thưa, hoa sưa có đặc điểm là màu trắng và mùi thơm. Phần cành của cây gỗ sưa cũng rất non với phần lông mịn, thưa. Hiện nay, hoa sư có thể sẽ được trồng tại đường phố để làm cảnh quan thiên nhiên. 

Gỗ xưa là loại cây lâu năm và cực kỳ có giá trị về mặt kinh tế
Gỗ xưa là loại cây lâu năm và cực kỳ có giá trị về mặt kinh tế

Hoa của gỗ được mọc từ phần nách lá. Nó thường xuất hiện trước khi lá của cây mọc một cách đầy đủ. Hoa nở chủ yếu là vào tháng 2 và tháng 3. Sau đó quả sẽ có hình trứng thuôn dài với chiều dài chỉ khoảng 5 – 7.5cm, rộng 2 – 2.5cm. Bên trong mỗi quả sẽ có chứa từ 1-2 hạt với đường kính 8-9mm. Phần quả khi chín không tự nứt và cũng không sử dụng làm loại quả ăn được. 

Gỗ sưa trong phong thủy

Theo như quan niệm của người xưa thì các loại gỗ sưa có tác dụng trừ tà và xua đuổi được hung khí. Mọi người còn cho rằng nó có khả năng chiêu tài và mang đến được nhiều tài lộc cho gia chủ. Có lẽ chính vì lý do này mà loại gỗ này được xem như là một vật liệu cực kỳ quý giá. Rất nhiều người đã sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để được sở hữu cho mình những món đồ làm bằng loại gỗ này. 

Phân loại ưu nhược điểm gỗ sưa

Cùng tìm hiểu một số ưu nhược điểm của các loại gỗ sưa trên thị trường nhé:

  • Gỗ sưa đen

Gỗ sưa đen là nhóm gỗ sưa với giá trị cao. Loại gỗ này có mùi thơm và khi bạn sử dụng càng lâu thì sẽ càng thơm hơn. Nó có mùi thơm quyến rũ và khi đốt lên sẽ đổi sang trắng đục. 

Gỗ sưa đen là nhóm gỗ sưa với giá trị cao
Gỗ sưa đen là nhóm gỗ sưa với giá trị cao (Nguồn ảnh: Internet)

Thớ của sưa đen khá là mịn, vừa cứng lại vừa đảm bảo được độ dẻo với nhiều hoa văn đẹp mắt. Đồng thời nó chỉ được lấy từ những cây gỗ trên 100 tuổi. 

Tuy nhiên nhược điểm của sản phẩm đó là mức giá khá cao. Không phải lúc nào bạn cũng có thể mua được loại gỗ này làm nội thất gỗ tự nhiên dù là có tiền. 

  • Gỗ sưa đỏ

Sưa đỏ sẽ phổ biến và có được tính ứng dụng cao hơn so với gỗ sưa đen. Cây gỗ này chỉ cao trung bình khoảng từ 15- 18m. Chúng sinh trưởng và phát triển khá nhanh. Đồng thời cũng dễ dàng trong việc chăm sóc và trồng. 

Loại gỗ này phổ biến và có được tính ứng dụng cao hơn so với sưa đen
Loại gỗ này phổ biến và có được tính ứng dụng cao hơn so với sưa đen (Nguồn ảnh: Internet)

Với sưa đỏ thì sau khoảng 8-10 năm là bạn đã có thể thu hoạch được sản phẩm. Lõi của gỗ sưa đỏ to, cứng, màu nâu đỏ, nâu thẫm hoặc là nó có thể có màu đen. Đặc điểm chính của loại cây này đó là phần thớ mịn và hoàn toàn không lo bị mối mọt. Đặc trưng của gỗ sưa đỏ cũng là mùi thơm. Vì vậy nên bạn khó có thể nhầm lẫn nó với những loại gỗ khác. 

Gỗ sưa đỏ so với gỗ sưa đen sẽ ít đắt hơn. Tuy nhiên nó vẫn là loại gỗ có mức giá cao. Và theo nhiều người thì nó còn có giá trị về mặt tâm linh. 

  • Gỗ sưa trắng

Đặc điểm của sưa trắng đó là thân vỏ nhẵn. Cây lâu đời sẽ xuất hiện những lớp vẩy chết. Hoa của loại cây gỗ này cũng sẽ mọc thành từng chùm với mùi hương thơm nhẹ.

Đặc điểm của gỗ sưa trắng đó là thân vỏ nhẵn
Đặc điểm của gỗ sưa trắng đó là thân vỏ nhẵn (Nguồn ảnh: Internet)

Về phần thịt của sưa trắng khá là dày với hoa văn mảnh, nhỏ và ít sắc nét. Màu sắc của nó cũng nhợt nhạt và không thực sự được đẹp như sản phẩm sưa đỏ. 

Nhược điểm của loại cây này đó chính là nó không có tính ứng dụng cao và cây sẽ chỉ chủ yếu được dùng để trồng cây xanh. 

Tác dụng gỗ sưa khi dùng trong nội thất và đời sống

Là sản phẩm được ứng dụng nhiều trong đời sống
Là sản phẩm được ứng dụng nhiều trong đời sống ( Nguồn ảnh: Internet)
  • Gỗ xưa sẽ có giá trị kinh tế khá cao và được ứng dụng nhiều trong các đồ nội thất, phong thủy và nó còn dùng để chữa bệnh nữa.
  • Giải tỏa căng thẳng, xua đuổi côn trùng.
  • Chế tác tinh dầu. Ứng dụng nhiều trong ngành nước hoa, mỹ phẩm, thuốc đuổi côn trùng và tinh dầu an thần.

CEO – Nội Thất Đương Đại
Tôi là Nguyễn Tiến Dũng – Mang đến những không gian sống mơ ước đậm phong cách cá nhân. Tạo nên giá trị qua dịch vụ thiết kế & thi công trọn gói dành cho những người yêu cái đẹp.

Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ:

  • Mail: [email protected]
  • Hotline: 0913.416.128
  • Địa chỉ: Tầng 7, Toà Khâm Thiên Building, 195 Khâm Thiên, Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội.
Chat ngay